Sự hình thành và phát triển Pháp luật quốc tế về nhân quyền

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, một số tổ chức quốc tế được thành lập đã thông qua một số điều ước quốc tế nhằm bảo vệ các cộng đồng thiểu số, xóa bỏ chế độ nô lệ, cải thiện tình trạng ốm đau và thương xong trong các đợt xung đột vũ trang, bảo vệ trẻ em trong hoàn cảnh chiến tranh và thoát khỏi sự bóc lột (lao động, kinh tế, tình dục), đồng thời đưa ra các chuẩn mực quốc tế về lao động trẻ em. Năm 1924, Hội Quốc Liên thông qua Tuyên ngôn Giơnevơ về quyền trẻ em – văn kiện pháp lý đầu tiên đưa ra chuẩn mực quốc tế về các quyền con người của trẻ em.

Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945) kết thúc. Những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm chấm rứt hành động tàn bạo và các hành động diệt chủng của Chủ nghĩa phát xít, nhu cầu liên kết lại để bảo vệ hòa bình và nhân phẩm con người đã dẫn tới sự ra đời của Liên Hợp Quốc – với cam kết bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con người.

Từ đây, vấn đề tôn trọng và bảo vệ các quyền tư do cơ bản của cong người đã chính thức đặt trên nền tảng của Hiến chương Liên hợp quốc và luật hiện đại, mở đầu cho sự hình thành ngành luật quốc tế về quyền con người.

Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người (UDHR) được Đại hội đồng Liên hiện quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948 – là thỏa thuận pháp lý đầu tiên về quyền con người, được các quốc gia cùng nhau xây dựng, dựa trên việc thừa nhận phẩm giá vốn có, các quyền bình đẳng và bất di, bất dịch của mọi thành viên trong gia đình nhân loại là nền tảng tự do, công lý và hòa bình trên thế giới.

Sau 18 năm kể từ khi UDHR được thông qua, hai công ước là Công ước quốc tế về những quyền dân sự, chính trịCông ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua ngày 16  tháng 12 năm 1966, có hiệu lực từ năm 1976.[1][2]

Bản Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948, hai công ước quốc tế về quyền con người năm 1966, Nghị định thư bổ sung Công ước quốc tế về những quyền dân sự, chính trị (ICCPR) và Nghị định thư bổ sung Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá (ICESCR) được cộng đồng quốc tế thừa nhận là Bộ luật quốc tế về quyền con người - xương sống của luật quốc tế về quyền con người.